Trong marketing, sản phẩm là đối tượng chủ chốt mà các chiến dịch quảng cáo hướng đến. Marketing luôn tập trung vào sản phẩm, cung cấp cho khách hàng các vấn đề liên quan đến sản phẩm để kích cầu mua sắm. Trong đó, phân loại sản phẩm đóng vai trò quan trọng giúp các chiến dịch quảng bá thành công hơn. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào.
Sản phẩm là gì?
Trong tiếng Anh, sản phẩm được định danh bằng từ Produce. Đây được xem là tất cả những gì đang được chào bán trên thị trường. Một chiếc ly nhỏ bằng nắm tay cho đến một dây chuyền sản xuất cồng kềnh nặng hàng tấn đều là sản phẩm.
Các sản phẩm trên thị trường luôn đa dạng và phức tạp. Nó thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng (người mua). Mỗi doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều sản phẩm. Trong dòng chảy của thị trường, sản phẩm ngày càng đa dạng, tối ưu chất lượng và giá thành. Doanh nghiệp nào có sản phẩm đáp ứng tốt thị hiếu người dùng thì sẽ thành công và ngược lại.
Sản phẩm gồm những bộ phận cấu thành nào?
Bất cứ một sản phẩm nào cũng có yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất. Cấp độ vật chất là những yếu tố hữu hình của sản phẩm. Yếu tố phi vật chất chính là những yếu tố vô hình, nó đi kèm sản phẩm và đảm bảo cho sản phẩm được lưu thông trên thị trường. Chung quy lại, sẽ gồm 3 yếu tố sau (Nhiều người còn gọi là 3 cấp độ của sản phẩm):
Bản chất cốt lõi
Bản chất cốt lõi của sản phẩm chính là những lợi ích và giá trị mà người dùng sẽ nhận được từ sản phẩm.
Ví dụ, một hộp cơm được dùng để ăn, giúp con người no bụng.
Một chiếc xe giúp con người có thể di chuyển.
Một cuốn sách để đọc.
Một căn nhà để ở.
Từ những lợi ích cơ bản, doanh nghiệp cần phải nâng cao lợi ích để sản phẩm hoàn thiện. Ví dụ cơm không chỉ nhiều mà còn phải ngon. Xe không chỉ đi được mà còn phải đẹp, lợi xăng. Sách không chỉ để đọc mà còn phải hay, nội dung giá trị. Nhà không chỉ đủ ở, cần tiện nghi, thuận đường, nhiều tiện ích nội ngoại khu…
Khi các lợi ích sản phẩm càng tăng, doanh nghiệp sẽ càng có cơ sở để chinh phục khách hàng của mình.
Yếu tố hữu hình của sản phẩm
Đây là những yếu tố cấu thành nên một sản phẩm thực thể. Nó bao gồm tất cả những gì mà con người có thể cảm nhận được từ sản phẩm đó. Ví dụ như kiểu dáng, màu sắc, vật liệu, thương hiệu, bao bì, trọng lượng, đặc tính sử dụng…
Đây là những yếu tố trực quan mà khách hàng có thể cảm nhận được rất rõ ràng. Họ có thể nhận thức chính xác nó, phân biệt nó với các sản phẩm khác. Nó cũng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng chọn mua nó hay không.
Các vấn đề mở rộng của sản phẩm
Hiểu đơn giản, đây là những khía cạnh mở rộng, giúp 1 sản phẩm trở nên hoàn chỉnh. Nó chính là tập hợp những dịch vụ đi kèm sản phẩm đó. Ví dụ như bảo hành, vận chuyển lắp đặt, đổi trả…
Khi sản phẩm như nhau, chất lượng như nhau, chính nhân tố dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp có được vị thế khác nhau trong mắt khách hàng.
2 cách phân loại sản phẩm phổ biến nhất hiện nay
Phân loại sản phẩm là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng. Khi có được sự phân loại chuẩn xác, doanh nghiệp sẽ có hướng tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn. Các chiến dịch quảng cáo cũng sẽ chuẩn xác và hữu hiệu hơn. Có 2 cách để phân loại:
Theo mức độ hoàn thành sản phẩm
Theo cách phân loại này, sản phẩm gồm 2 loại:
-
Sản phẩm nông nghiệp, nguyên vật liệu thô: Tất cả các sản phẩm của nền nông nghiệp, các vật liệu thô chưa hoàn chỉnh.
-
Sản phẩm công nghiệp: máy móc, công cụ, linh kiện, thiết bị công nghệ, thiết bị vận hành…
Theo thói quen, hành vi mua hàng của người dùng
Phân loại theo cách này sẽ có 5 loại:
-
Sản phẩm tiêu dùng được khách hàng mua và sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Đó có thể là lương thực, thực phẩm, các đồ dùng nội thất…
-
Sản phẩm mua không thường xuyên. Ví dụ như tivi, máy lạnh, tủ lạnh…
-
Sản phẩm tiêu thụ đặc biệt. Các sản phẩm này thường có đặc trưng nổi trội, giá thành cao. Ví dụ như ô tô, du thuyền, bất động sản…
-
Sản phẩm mua ngẫu hứng: Nhóm sản phẩm này ban đầu người dùng không có ý định mua. Tuy nhiên khi nhìn thấy hoặc được giới thiệu, họ có xu hướng mua để trải nghiệm xem thế nào.
-
Sản phẩm thụ động: Nhóm sản phẩm này là những sản phẩm có giá trị tiềm năng lâu dài. Khách hàng trong quá trình mua thường không chủ động nghĩ đến quyền lợi của nó. Đặc trưng nhất chính là các sản phẩm bảo hiểm.
Có thể thấy được, cách phân loại sản phẩm trên khá toàn diện. Trong chiến lược marketing, doanh nghiệp thường dựa vào cách phân loại theo hành vi để triển khai. Từ đó, hiệu quả quảng cáo sẽ đảm bảo hơn. Doanh thu cũng vì vậy mà được cải thiện, giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng tốt trên thị trường.